Đi cùng với sự phát triển của xã hội đô thị hoá, việc xây nhà phố đang được nhiều gia chủ quan tâm và tìm hiểu. Khi sinh sống và làm việc tại khu vực dân cư đông đúc như thành phố, chắc hẳn bất kỳ ai cũng muốn sở hữu một căn nhà khang trang, tiện nghi và thoải mái. Vậy để đảm bảo xây dựng công trình nhà phố đáp ứng đủ nhu cầu công năng và tính thẩm mỹ, các chủ đầu tư cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo nội dung sau để rút ra những kinh nghiệm quý báu!
1. Cần lưu ý điều gì khi tiến hành xây nhà phố?
Xây nhà phố là công việc khiến gia chủ phải nhiều phen trăn trở và đau đầu với hàng tá các vấn đề, từ thiết kế cho đến thi công làm sao để an toàn, chất lượng mà vẫn tiết kiệm chi phí. Để chủ động kiểm soát tiến độ xây dựng và sớm sở hữu căn nhà phố như mong muốn, các chủ đầu tư cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:
1.1. Hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết
Sau khi chốt phương án thiết kế với đơn vị hợp tác, anh chị em nên chủ động thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và xin giấy cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền. Việc hoàn tất cần diễn ra càng sớm càng tốt, giúp quá trình thi công không bị gián đoạn.
Đối với hồ sơ xin cấp phép xây nhà phố cần bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
– Bản sao các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất của gia chủ theo đúng quy định pháp luật.
– Bản sao của các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, gồm hồ sơ công trình + bản vẽ mặt bằng công trình, mặt bằng các tầng, mặt cắt và mặt đứng chính, mặt bằng móng, mặt cắt móng và sơ đồ đấu nối hệ thống xử lý nước thải, đường thoát nước mưa, cấp điện – nước.
1.2. Lập kế hoạch tài chính xây nhà phố cụ thể
Chi phí xây dựng nên một căn nhà phố thực sự không hề nhỏ, vì vậy chủ đầu tư cần lên kế hoạch chi tiết về kinh phí dự trù ngay từ ban đầu. Đây cũng là điều cần thiết giúp đảm bảo quá trình thi công không bị trì trệ.
Ngoài ra, anh chị em cũng nên tìm hiểu về những chi phí cơ bản, bao gồm nhân công, thiết kế, xây dựng thô, hoàn thiện, trang trí nội thất,… Đặc biệt, cần phải tham khảo thêm chi phí phát sinh lúc thi công thực tế do lạm phát chênh lệch như thế nào so với mức giá ở thời điểm tham khảo, từ đó dự trù thêm khoảng 10 – 30% số tiền.
Tốt nhất, gia chủ nên trao đổi cụ thể với đơn vị thiết kế và nhà thầu hoặc những người có chuyên môn để lên kế hoạch tài chính phù hợp. Các kiến trúc sư là người dày dặn kinh nghiệm, giúp khách hàng lựa chọn được gói xây nhà phố vừa túi tiền, mang lại một công trình kiến trúc đẹp mắt và thể hiện rõ rệt phong cách cá nhân.
1.3. Định hình phong cách thiết kế, công năng và nhu cầu sử dụng
Thực tế, một ngôi nhà phố có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, chẳng hạn như để ở, kinh doanh hoặc cho thuê,… Dựa trên mục đích sử dụng, gia chủ có thể xác định được công năng và các không gian chung của toàn bộ ngôi nha, bao gồm phòng khách, phòng thờ, phòng bếp, phòng ngủ, sân thượng hay gara.
Tiếp theo, chủ đầu tư cần tham khảo lời khuyên của kiến trúc sư về phong cách mà công trình sẽ hướng đến tùy theo sở thích cá nhân để đưa ra phương án tối ưu nhất.
Thậm chí, một ngôi nhà phố có thể kết hợp giữa hai phong cách riêng giúp tạo nên sự ấn tượng và cuốn hút. Tuy nhiên, cần tránh trộn lẫn quá nhiều lối kiến trúc nhằm tránh gây rối mắt hoặc mất đi sự hài hoà cho căn nhà.
Một số gợi ý về phong cách thiết kế cho các mẫu nhà phố được ưa chuộng hiện nay, nổi bật như hiện đại (Modern), tối giản (Minimalist), đương đại (Contemporary), cổ điển (Neoclassic), Japandi hay Indochine,… Mỗi phong cách đều mang lại nét đẹp riêng, giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn theo mong muốn của bản thân và gia đình.
1.4. Lựa chọn vật liệu xây dựng cẩn thận
Nhằm giúp làm nên một ngôi nhà phố cao ráo, vững chãi và khang trang, gia chủ cần đặc biệt chú ý tới khâu chọn vật liệu xây dựng. Anh chị em nên tránh ham giá thành quá rẻ mà mua loại vật liệu kém chất lượng, dễ gây ảnh hưởng tới công trình. Vật liệu xây dựng thường được phân thành hai loại, bao gồm:
– Vật liệu xây phần thô như gạch, cốt thép, xi măng, bê tông, cát, đá,…
– Vật liệu hoàn thiện như các hệ thống ống cấp – thoát nước, thiết bị vệ sinh, gạch lát nền, sơn,…
Chủ đầu tư nên tham khảo nhiều nơi cung cấp vật liệu xây dựng với mức giá khác nhau để đưa ra quyết định hợp lý. Khi chọn được đúng loại vật liệu chất lượng sẽ giúp nâng thêm độ an toàn và vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà phố.
1.5. Tìm đơn vị thiết kế, nhà thầu và giám sát xây dựng chuyên nghiệp
Gia chủ cần lưu ý nên chọn mặt gửi vàng đến những đơn vị thiết kế, giám sát và nhà thầu xây dựng đáp ứng đầy đủ về mặt chuyên môn, kinh nghiệm cũng như luôn đặt quy tắc an toàn lao động lên hàng đầu. Một số kinh nghiệm mà chủ đầu tư nên nắm rõ trong khâu lựa chọn các đơn vị hợp tác xây dựng:
– Đơn vị thiết kế có đội ngũ kiến trúc sư giỏi, giàu kinh nghiệm thực chiến, biết sắp xếp các bố cục không gian hài hoà và có độ thẩm mỹ cao. Các kiến trúc sư cũng cần khéo léo thể hiện đúng phong cách của công trình theo nhu cầu và mục đích của khách hàng.
– Chọn nhà thầu đảm bảo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng đúng tiến độ xây dựng của công trình. Ngoài ra, nhà thầu uy tín luôn có hợp đồng và điều khoản rõ ràng, công bố cụ thể giá thành thi công và đề cao quyền lợi của khách hàng.
– Người giám sát xây dựng cũng cần có tên tuổi và thâm niên lâu dài trong nghề, giúp gia chủ kiểm soát và theo dõi tiến độ thi công của toàn bộ công trình.
1.6. Cần nắm rõ quy trình xây nhà phố
Khi quy trình xây dựng được tiến hành theo đúng kế hoạch và có giấy phép đầy đủ sẽ giúp gia chủ tránh gặp những rắc rối đáng tiếc như đình chỉ thi công hoặc bị tháo dỡ nhà.
Do đó, trước khi bắt tay vào xây dựng nhà phố, anh chị em nên tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình và chuẩn bị chu đáo các yêu cầu theo đúng văn bản quy định của nhà nước.
2. Chi phí xây nhà phố bị tác động bởi những yếu tố nào?
Tổng kinh phí để xây nên một căn nhà phố sang xịn thường bị chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
2.1. Kiến trúc và quy mô của công trình
Đây là hai yếu tố có liên quan trực tiếp đến chi phí xây nhà phố. Nhằm giúp các gia đình tối ưu nguồn tiền, đội ngũ kỹ sư thường khuyến nghị lựa chọn mẫu kiến trúc nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế và sở thích.
Thực tế, những công trình càng phức tạp và thiết kế tập trung vào nhiều đường nét, chi tiết hay hình khối sẽ tốn kém hơn hẳn so với các ngôi nhà đơn giản. Ngoài ra, những công trình nhà phố ít tầng cũng giúp gia chủ tiết kiệm kinh phí hơn so với các mẫu nhà cao tầng.
2.2. Vị trí mặt bằng xây dựng
Vị trí của mặt bằng nhà phố có mối liên quan gián tiếp đến chi phí xây dựng. Khi thi công công trình ở một địa điểm cận kề trục đường chính có thể làm tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, dẫn đến chậm chễ vận chuyển vật tư và tiến độ xây dựng.
Hơn nữa, nếu mặt bằng căn nhà phố nằm ở những ngõ hay hẻm nhỏ cũng đem đến một số bất lợi. Lúc này, gia chủ sẽ tốn khá nhiều chi phí để xử lý nền móng cũng như kết cấu chịu lực của toàn bộ căn nhà sao cho không gây ảnh hưởng xấu tới các công trình gần đó.
2.3. Vật liệu xây dựng
Chiếm một phần lớn trong tổng số kinh phí xây dựng nhà phố là các loại vật tư. Gia chủ nên ưu tiên chọn lựa cẩn thận các vật liệu xây phần khung thô của công trình nhằm đảm bảo đạt được chất lượng tốt nhất sau khi hoàn thiện.
Anh chị em nên tìm đến những nhà cung cấp vật tư uy tín, vừa đảm bảo giá cả cạnh tranh vừa mang lại chất lượng sản phẩm cao cấp. Tránh chọn mua vật tư giá rẻ kèm theo kém chất lượng, bởi như vậy sẽ khiến phát sinh nhiều sự cố trong quá trình thi công, từ đó làm tăng cao kinh phí.
3. Điểm mặt những loại chi phí thường thấy khi xây nhà phố
Một công trình nhà phố luôn bao gồm các khoản chi phí sau:
– Chi phí xin giấy phép xây dựng, bao gồm giấy cấp phép xây nhà mới, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn giá cắm mốc ranh giới và một số lệ phí khác.
– Chi phí thiết kế sẽ phụ thuộc vào đơn vị mà chủ đầu tư hợp tác. Để tiết kiệm kinh phí lên bản vẽ thiết kế nhà phố, gia chủ nên chọn đơn vị uy tín, có chuyên môn cao và tận tâm với khách hàng.
– Chi phí thi công phần thô thường được xác định dựa trên quy mô, số lượng nhân công, vật tư, kết cấu địa chất và bản thiết kế. Tiếp đến là chi phí hoàn thiện nhà, bao gồm trát, lát gạch, sơn, sắp xếp nội thất, đi đường dây điện hay ống nước,…
4. Cập nhật chi phí xây nhà phố mới nhất hiện nay
Mỗi đơn vị thiết kế và nhà thầu sẽ có bảng giá khác nhau khiến nhiều gia chủ khó lòng đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn. Với vai trò là nhà cung cấp các giải pháp thiết kế và thi công nhà ở chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín hàng đầu, Fullhomes tự hào trở thành đối tác đáng tin cậy cho các gia đình Việt.
Đối với danh mục xây nhà phố, Fullhomes gửi đến anh chị em bảng giá tham khảo chi tiết dưới đây:
4.1. Chi phí thiết kế nhà phố
Tuỳ vào quy mô và phong cách kiến trúc của công trình mà chi phí cho một bản vẽ thiết kế nhà phố sẽ dao động chênh lệch nhau:
– Giá thiết kế nhà phố chưa có 3D nội thất: Nhà phố hiện đại (130.000 – 140.000 VNĐ / m2), nhà phố cổ điển (160.000 – 180.000 VNĐ / m2), nhà phố tân cổ điển (150.000 – 170.000 / m2), nhà phố mái thái (140.000 – 160.000 VNĐ / m2).
– Giá thiết kế nhà phố có 3D nội thất: Nhà phố hiện đại (160.000 – 260.000 VNĐ / m2), nhà phố cổ điển (180.000 – 290.000 VNĐ / m2), nhà phố tân cổ điển (170.000 – 270.000 VNĐ / m2), nhà phố mái thái (150.000 – 250.000 VNĐ / m2)
– Giá thiết kế nhà phố hiện đại chưa có 3D nội thất (dựa trên quy mô): Tổng diện tích từ 200 – 300m2 (giá khoảng 170.000 VNĐ), từ 301 – 400m2 (giá khoảng 160.000 VNĐ), từ 401 – 1000m2 (giá khoảng 150.000 VNĐ).
– Giá thiết kế nhà phố hiện đại có 3D nội thất (dựa trên quy mô): Tổng diện tích từ 200 – 300m2 (giá khoảng 220.000 VNĐ), từ 301 – 400m2 (giá khoảng 210.000 VNĐ), từ 401 – 1000m2 (giá khoảng 200.000 VNĐ).
– Giá thiết kế nhà phố tân cổ điển có 3D nội thất (dựa trên quy mô): Tổng diện tích từ 200 – 300m2 (giá khoảng 180.000 VNĐ), từ 301 – 300m2 (giá khoảng 170.000 VNĐ), từ 401 – 100m2 (giá khoảng 160.000 VNĐ).
Lưu ý: Chưa có 3D nội thất bao gồm các thiết kế về ngoại thất 3D, kiến trúc, kết cấu, điện nước và khái toán tổng mức đầu tư. Mặt khác, có 3D nội thất bao gồm các mục thiết kế ngoại thất – nội thất 3D, kết cấu, kiến trúc, điện nước và khái toán tổng mức đầu tư.
4.2. Chi phí thi công nhà phố
Dưới đây là bảng giá trọn gói thi công nội thất và tổng công trình nhà phố theo Fullhomes:
– Nhà phố hiện đại: Thi công nội thất (≥ 1.900.000 VNĐ / m2), thi công toàn công trình (từ 4.800.000 – 6.500.000 VNĐ / m2).
– Nhà phố cổ điển: Thi công nội thất (≥ 2.700.000 VNĐ / m2), thi công toàn công trình (từ 5.000.000 – 6.800.000 VNĐ / m2).
– Nhà phố tân cổ điển: Thi công nội thất (≥ 2.600.000 VNĐ / m2), thi công toàn công trình (từ 4.900.000 – 6.600.000 VNĐ / m2).
– Mẫu nhà phố khác: Thi công nội thất (≥ 1.900.000 VNĐ / m2), thi công toàn công trình (từ 4.500.000 – 7.000.000 VNĐ / m2).
4.3. Chi phí nhân công xây nhà phố
Hiện nay, chi phí thuê nhân công xây phần thô nhà phố thường dao động khoảng 3.400.000 VNĐ / m2 và phần hoàn thiện khoảng 1.500.000 VNĐ / m2. Chi phí trên đã gồm tất cả quá trình xây, đổ mái, trát, sơn, lát gạch,…
Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng gia chủ đã có thêm một số kinh nghiệm quý báu khi xây nhà phố. Để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, các chủ đầu tư nên bắt tay cùng đơn vị hợp tác uy tín và có độ chuyên nghiệp cao.