1. Móng đơn
Móng đơn có kết cấu khá đơn giản, phương pháp thi công ít phức tạp, thời gian thi công ngắn nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Bởi khả năng chịu lực không cao nên loại móng này phù hợp cho công trình thấp tầng, quy mô nhỏ như biệt thự vườn, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà ống, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng hiện đại. Móng đơn nên được sử dụng trên nền đất thổ hoặc đồi núi với độ cứng cao và sức chịu tải tốt . Nếu đất yếu phải xử lý nền bằng cát đệm, cọc tre, cừ tràm.
2. Móng băng
Móng băng giúp phân bổ đều tải trọng cho toàn bộ công trình; tạo ra độ lún đồng đều, tránh được hiện tượng nghiêng lệch; tuy nhiên, độ ổn định về lật, trượt của móng kém. Móng băng có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, do đó phù hợp với công trình có tầng hầm. Thi công móng băng khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Trường hợp đất bùn yếu, mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công sẽ phức tạp và gia tăng chi phí. Có thể thay thế móng đơn bằng móng băng khi nền đất tương đối yếu, không ổn định. Nhưng sức chịu tải của móng băng không cao, chỉ phù hợp công trình quy mô vừa và nhỏ như biệt thự nhà vườn 1 – 2 tầng, biệt thự nhà ống,… Nếu lớp đất yếu có chiều dày lớn (1.5 – 3m) nên dùng móng băng có cọc.
3. Móng bè
Khi áp dụng với công trình phù hợp, móng bè cho thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế và xây dựng rẻ. Chiều sâu chôn móng nông nên sức chịu tải không cao. Vậy nên, móng bè là lựa chọn tốt cho các công trình thấp tầng và tải trọng nhỏ, đặc biệt là các công trình có tầng hầm, nhà để xe, bể nước, kho chứa đồ,…với mực nước ngầm cao bởi khả năng chống thấm tốt của móng. Ngoài ra, loại móng này phù hợp với khu vực có đặc điểm địa chất tương đối ổn định và không thể ép cọc được, mật độ xây dựng thấp bởi kết cấu này dễ bị lún khi chịu tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, lũ lụt,… và có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình lân cận.
4. Móng cọc
Móng cọc là loại móng sâu, chịu lực tốt, nên phù hợp với các biệt thự đồ sộ hay nhà cao tầng và có thể thi công trên cả những nền đất yếu. Tuy nhiên với chi phí thi công ép cọc cao (phụ thuộc vào độ sâu của cọc và số lượng tim cọc) và phương pháp thi công phức tạp đòi hỏi các thiết bị, máy móc chuyên dụng nên chi phí khi làm loại móng này khá cao. Đổi lại thời gian thi công nhanh và độ bền công trình cao. Móng cọc thường có 2 loại là móng cọc khoan nhồi dùng cho đất ven biển và móng cọc bê tông dùng cho đất ao, ruộng, cần phải ép sâu 6 – 18m.
Hy vọng thông qua bài viết, Full Homes đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích để phân biệt các loại móng thường dùng cho biệt thự để sử dụng cho phù hợp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!
Xem thêm video về các loại móng biệt thự tại kênh Youtube chính thức của Full Hommes: https://youtu.be/qnNRfvA_Rf8.