1. Cập nhật ảnh hưởng và thiệt hại do bão Yagi gây ra cho Thế giới và Việt Nam
Những mái nhà sụp đổ, cây xanh bật gốc, đường phố tan hoang, nhiều tài sản của người dân bị thiệt hại, thân nhân tử vong hoặc mất tích,… là nỗi đau không thể nguôi ngoai của người dân Việt Nam nói riêng và những quốc gia bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi nói chung.
Bão Yagi, một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trong những năm gần đây, đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Với tốc độ gió mạnh (được dự đoán là mạnh nhất năm 2024) và lượng mưa lớn, Yagi đã tạo ra lũ lụt, sạt lở đất và tàn phá nhiều khu vực dân cư.
Các khu vực như Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề về người và của do cơn bão này gây ra.
Tại Việt Nam, bão Yagi không chỉ ảnh hưởng đến vùng ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh, mà còn gây thiệt hại đáng kể tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai và Sơn La.
Những ngôi làng ở các khu vực này đã bị cô lập do lũ quét và sạt lở đất; hàng trăm ngôi nhà đã bị hư hỏng nặng nề và người dân phải sơ tán khỏi nơi cư trú; thiệt hại về cơ sở hạ tầng và nông nghiệp tại Việt Nam cũng không thể đo đếm hết.
Theo báo cáo nhanh về công tác phòng, chống thiên tai của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), đến 07h00 ngày 13/9/2024, thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra như sau:
– Về người: 336 người chết, mất tích (233 người chết, 103 người mất tích), tăng 36 người chết (Lào Cai 16, Cao Bằng 09, Yên Bái 06, Tuyên Quang 03, Vĩnh Phúc 01, Phú Thọ 01) so với báo cáo ngày 11/9.
– Người bị thương: 823 người, trong đó: Quảng Ninh 536, Hải Phòng 49, Hải Dương 05, Hà Nội 23, Bắc Giang 07, Bắc Ninh 52, Hà Giang 01, Lạng Sơn 10, Lào Cai 76, Yên Bái 30, Cao Bằng 17, Phú Thọ 07, Bắc Kạn 03, Hoà Bình 03, Vĩnh Phúc 02, Thanh Hoá 02.
– Sơ tán tổng 74.536 hộ/130.246 người di dời (Tuyên Quang 4.957; Hà Giang 82 , Điện Biên 3 , Sơn La 165, Bắc Kạn 232, Phú Thọ 5.785, Thái Nguyên 25.821, Lào Cai 7.792, Hoà Bình 1.765, Thanh Hoá 10, Bắc Ninh 655, Bắc Giang 13.022, Hà Nam 1.757, Hải Dương 824, Hưng Yên 114, Hà Nội 716, Thái Bình 1.577, Nam Định 1.738, Hải Phòng 5, Ninh Bình 7.516).
– Nhà hư hỏng: 136.705 nhà (tăng 6.437 nhà). Trong đó: Quảng Ninh 70.629, Hải Phòng 40.005, Bắc Ninh 3.472, Lạng Sơn 2.990, Bắc Giang 3.289, Yên Bái 1.378,…; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.
– Nhà bị ngập: 67.653 nhà (tăng 9.796 nhà). Trong đó: Hà Giang 664, Lào Cai 3.017, Yên Bái 21.451, Sơn La 296, Tuyên Quang 18.698, Lạng Sơn 6.945, Thái Nguyên 5.000, Bắc Kạn 217, Quảng Ninh 06, Hà Nội 6.521, Nam Định 959, Ninh Bình 3.674, Thanh Hoá 205).
2. Mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà do bão số 3 gây ra
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, Nhà nước hỗ trợ chi phí làm nhà ở, sửa chữa nhà ở theo từng trường hợp như sau:
(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
(2) Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
(3) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có thể ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra qua các số tài khoản hoặc trực tiếp tại địa chỉ sau của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
(1) Thông qua các số tài khoản
1.1. Tài khoản tại Kho bạc
Tên Tài khoản: Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000
Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784
Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
1.2. Tài khoản tại ngân hàng
1.2.1. Tài khoản tại Vietinbank
– Tài khoản VND
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản: CT1111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
– Tài khoản USD
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản: 110630051111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
1.2.2. Tài khoản tại Vietcombank
– Tài khoản VND
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.1932418
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
– Tài khoản USD
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVNVX
(2) Tiếp nhận ủng hộ bằng tiền mặt
Phòng Kế hoạch – Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi – Hà Nội.
3. Full Homes đồng hành cùng người dân Việt Nam vượt qua thiệt hại do bão Yagi gây ra
Phát huy truyền thống đoàn kết “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam… hãy dành sự chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhận thức sâu sắc về sự ảnh hưởng của bão Yagi đến cuộc sống của người dân, Công ty Cổ phần Xây dựng Full Homes đã nhanh chóng thực hiện các hoạt động cứu trợ nhằm chia sẻ gánh nặng với những người bị thiệt hại.
Chúng tôi hiểu rằng ngoài việc xây dựng những ngôi nhà hạnh phúc và bền vững, sự đoàn kết và hỗ trợ trong cộng đồng là rất quan trọng trong những thời điểm khó khăn như thế này.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công văn số 2046/TLĐ-QHLĐ ngày 11/9 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ, Cơ quan Công đoàn Xây dựng Full Homes đã phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; các cán bộ nhân viên đã chung tay ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương, góp phần chia sẻ với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão.
Số tiền quyên góp sẽ được trao tận tay 70 hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão và hoàn lưu bão tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vào ngày 15/09/2024.
Không chỉ dừng lại ở việc ủng hộ bằng tiền mặt, Full Homes đã chuẩn bị nhiều hiện vật thiết yếu như mì tôm, gạo, ương khô và nước sạch để chuyển tới Yên Bái, Lào Cai – 2 trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ bão Yagi.
Sự đóng góp của Full Homes tuy còn nhỏ nhưng là tinh thần đồng lòng, giúp đỡ cộng đồng trong cơn hoạn nạn, tương thân tương ái của toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty.
4. Bài học kinh nghiệm xây nhà bền đẹp, tạm biệt lo lắng mỗi mùa bão về
Qua những trận bão lớn như Yagi, một điều được khẳng định rõ ràng là việc xây dựng những ngôi nhà an toàn, bền vững có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Trong những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, việc lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết kế phù hợp và chất lượng công trình cao có thể giảm thiểu đáng kể những thiệt hại do bão gây ra.
4.1. Phòng chống tốc mái, lốc mái trong bão
Bão đến tạo nên những cơn gió cực mạnh phá hoại các công trình, cơ sở vật chất ở nơi chúng đi qua.
Gió to và mạnh là nguyên nhân chính gây tốc mái căn nhà, tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số lí do khác làm giảm sự kiên cố của mái nhà:
(1) Nguyên nhân từ địa hình làm nhà
Khi bão đến sẽ tạo nên nhiều luồng gió, người dân nên bố trí vị trí xây cất nhà không thẳng hàng nhau, bố trí thẳng hàng dễ tạo các luồng hút gió gây nguy hiểm.
Nên tránh các vị trí cất nhà ở ven biển, gần sườn núi để tránh các thiệt hại xảy ra khi có thiên tai, thay vào đó, chọn các vị trí phía sau các gò đồi, cồn cát để tránh gió.
(2) Nguyên nhân từ thiết kế kiến trúc nhà ở
Kiến trúc nhà ở cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý khi xây nhà ở những vùng thường xảy ra thiên tai.
Không nên xây những ngôi nhà có chiều dài lớn hơn chiều rộng quá nhiều, nhà kiến trúc chữ T, chữ U bởi hình dạng nhà này dễ tạo thành những túi hứng gió khi có bão, gây tốc mái.
Kiến trúc căn nhà không nên làm phần hiên nhà quá lớn và liền với mái để tránh gió tốc hiên nhà kéo theo cả mái nhà.
(3) Nguyên nhân do không gia cố kĩ phần mái
Trước mùa bão tới, các gia đình nên gia cố lại mái nhà, tránh tình trạng dùng đinh thường, không có giằng chéo, mái sẽ rất dễ bị tốc khi bão tới.
4.1.1. Biện pháp bảo vệ mái tôn với ke chống bão
Ke chống bão giúp đảm bảo sự liên kết chắc chắn giữa mái nhà và xà gồ đồng thời tăng độ khít giữa 2 tấm tôn cạnh nhau, ngăn không cho gió luồn qua, nhờ vậy giữ chắc mái tôn với xà gồ, đồng thời tăng sức chống chịu đáng kể cho mái tôn.
Ke chống bão có thể bảo vệ mái tôn an toàn trước sức gió từ cấp 10 đến cấp 12, tuy nhiên khi bắn ke cần làm cẩn thận và đúng kĩ thuật để không bị hở mái, tạo kẻ hở cho gió luồn vào.
4.1.2. Treo bao cát hoặc bao giữ nước chống bão
Đối với công trình có độ dốc mái lớn, các bao cát hoặc bao chứa nước được đặt ép sát mái và sử dụng dây để cố định mái không bị trượt.
Trong khi đó, khi gia cố mái nhà có độ dốc nhỏ, gia chủ có thể trực tiếp xếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái
Vị trí thích hợp nhất khi áp dụng phương pháp này chính là các điểm gần các xà gồ, sử dụng các bao cát được đóng lỏng tay hoặc bao chứa nước có trọng lượng từ 15 – 20kg để đảm bảo tránh tình trạng nhà bị tốc mái trong bão.
4.1.3. Sử dụng hệ giằng và neo mái để ngăn cản nhà bị tốc mái trong bão
Hệ giằng với thiết kế kiểu chữ A, sử dụng thép hình hộp hoặc thép hình chữ V, được buộc chắc chắn vào xà gồ thép bằng dây thép 4mm và được cố định bằng vít cường độ cao, và khoảng cách giữa hai vít là khoảng 300mm.
Khi đã lắp đặt xong hệ thống giằng, tôn dập có thể sử dụng để tạo thành các tấm mái, sườn, che mép mái, đỉnh mái để bảo vệ mái hoàn thiện nhất.
4.2. Phòng chống nghiêng, sụt, lún nhà trong bão
4.2.1. Xây dựng “chay”, không có bản vẽ thiết kế
Việc thiếu bản vẽ thiết kế đồng nghĩa với việc thiếu đi “xương sống” cho công trình, khiến kết cấu không đảm bảo an toàn.
Bản vẽ thiết kế được lập bởi kiến trúc sư có chuyên môn, dựa trên các yếu tố riêng của công trình như: địa chất khu vực; diện tích, địa hình xây dựng; tải trọng công trình (tải trọng tĩnh, trọng lượng sử dụng, tải trọng gió bão…); các yêu cầu về thẩm mỹ, công năng sử dụng…
Khi không có bản vẽ, các yếu tố quan trọng này không được tính toán kỹ lưỡng, dẫn đến: Kết cấu không cân bằng, chịu lực kém; Móng nhà không đủ sức chịu tải; Các chi tiết kết cấu quan trọng bị sai sót; Nguy cơ sập đổ cao, đặc biệt khi có tác động của ngoại lực hoặc thời gian;…
Giải pháp:
– Luôn sử dụng bản vẽ thiết kế được cấp phép bởi cơ quan chức năng.
– Bản vẽ thiết kế phải do kiến trúc sư có chuyên môn thực hiện, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn và thẩm mỹ.
– Tham khảo ý kiến chuyên gia xây dựng để đảm bảo tính an toàn và phù hợp với điều kiện thực tế.
4.2.2. Thi công “bừa bãi”, bất chấp bản vẽ
Nhà sập cũng có thể do thi công sai lệch so với bản vẽ: tính toán kết cấu không chính xác, chỉ định vật liệu sai.
Kiến trúc sư cần phải đưa ra những phải pháp hợp lý với khu vực hay có gió bão, khí hậu vùng ven biển, phòng có độ ẩm lớn, không gian đi lại, sử dụng nhiều…
Nếu bản vẽ chuẩn nhưng thiếu sự giám sát cũng dẫn đến hậu quả như: thép chịu lực, thép cấu tạo không đúng kích thước, số lượng… làm phá vỡ cấu trúc cân bằng lực của công trình hoặc kết cấu trở nên mỏng manh, dễ sụp đổ, sập nhà đặc biệt là khi có tác động mạnh.
Giải pháp:
– Tuyệt đối tuân thủ bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
– Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để đảm bảo thi công đúng kỹ thuật.
– Giám sát chặt chẽ quá trình thi công để kịp thời phát hiện và ngăn chặn sai sót.
– Báo cáo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện nhà thầu thi công sai bản vẽ.
4.2.3. Biện pháp xây dựng thiếu khoa học
Quá trình xây nhà không an toàn vừa khiến nhà hư hỏng vừa gây hại cho công nhân.
Trước đó, từng có công trình bị sập vì chân chống của những giàn giáo được đặt trên nền cát.
Khi tiến hành đổ bê tông xong, một cơn mưa lớn tới làm cát trôi đi, giàn giáo cốp pha sẽ bị hỏng chân, toàn bộ sàn vừa mới xây đã sập xuống.
Các biện pháp thi công không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu các biện pháp gia cố, chống thấm,… là những “bom nổ chậm” tiềm ẩn trong nhiều công trình, khiến nguy cơ sập nhà cao, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Giải pháp:
– Thi công tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, có sự giám sát của chuyên gia.
– Áp dụng các biện pháp gia cố, chống thấm phù hợp với điều kiện địa chất và khí hậu.
– Báo cáo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện hành vi thi công thiếu kỹ thuật
4.2.4. Rút ruột công trình, trục lợi vật tư
Vấn đề rút ruột vật tư dễ xảy ra khi có sự thông đồng hoặc không giám sát chặt chẽ giữa kỹ sư thi công và giám sát công trình.
Họ có thể giảm bớt vật liệu xây dựng hoặc thay đổi vật tư chất lượng cao bằng loại rẻ tiền hơn để lấy lợi.
Trong quá trình thiết kế, có một số chủ nhà đề nghị dùng vật liệu hoàn thành tương đối nhẹ như vách ngăn di động, lát sàn gỗ…
Tuy nhiên, khi thi công nhà, chủ đầu tư thay đổi sang xây tường dày, lát đá granite để chống nóng cách âm… mà quên mất việc kiểm tra tải trọng thiết kế ban đầu có đảm bảo hay không.
Đây là hành vi vô đạo đức, tiềm ẩn nguy cơ sập nhà cao
4.3. Một số bài học quan trọng khác trong xây dựng nhà bền vững bao gồm
– Lựa chọn vật liệu chất lượng cao:
Vật liệu như gạch, xi măng, thép nên được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng chống chịu tốt trước các tác động của bão.
Đặc biệt, việc sử dụng thép và bê tông cốt thép trong các cấu trúc chính của ngôi nhà giúp tăng cường sự kiên cố.
– Thiết kế nhà thoáng khí, mái dốc:
Những ngôi nhà có thiết kế mái dốc sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tốc mái khi gặp bão lớn.
Hệ thống thoát nước cũng cần được thiết kế sao cho hiệu quả để tránh ngập úng, hư hại cho móng nhà.
– Gia cố hệ thống cửa và cửa sổ:
Cửa ra vào và cửa sổ là những điểm yếu trong cấu trúc nhà khi đối diện với bão.
Do đó, việc gia cố hệ thống cửa, đặc biệt là cửa kính, bằng cách sử dụng kính chịu lực và khung cửa kiên cố sẽ giúp ngôi nhà an toàn hơn.
Full Homes luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu khi xây dựng nhà ở, đặc biệt là những khu vực thường xuyên phải đối mặt với thiên tai.
Chúng tôi luôn nghiên cứu và cập nhật những giải pháp xây dựng tiên tiến nhằm đảm bảo ngôi nhà không chỉ đẹp mà còn bền vững, chống chịu tốt trước mọi biến động thời tiết.
Tóm lại, sập nhà, lốc mái là thảm họa có thể phòng ngừa được. Nâng cao ý thức, trang bị kiến thức và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả là trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi nguy cơ tiềm ẩn này.
2. Full Homes – Đối tác tin cậy xây nhà bền vững, đồng hành cùng đồng bào vượt qua khó khăn
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng, Full Homes tự hào là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng cao tại Việt Nam.
Chúng tôi cam kết mang đến những ngôi nhà không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà còn có khả năng chịu lực tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trong bối cảnh nhiều người dân gặp khó khăn do bão Yagi, Full Homes triển khai chương trình đồng hành đặc biệt dành cho đồng bào tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Theo đó, Full Homes gửi tặng 7% tổng giá trị hợp đồng cho tất cả các hợp đồng xây nhà từ nay đến hết năm 2025 như một cách để đồng hành, ủng hộ đồng bào vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Chúng tôi cũng kêu gọi mọi người cùng chung tay, không chỉ qua các hoạt động từ thiện mà còn qua việc xây dựng những căn nhà kiên cố, vững chắc để bảo vệ tương lai của gia đình và cộng đồng.
Hãy để Full Homes đồng hành cùng bạn trong hành trình tạo dựng một không gian sống an toàn, hạnh phúc và bền vững.
6. Lời kết
Bão Yagi là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự khắc nghiệt của thiên nhiên và những thách thức mà người dân Việt Nam phải đối mặt hàng năm.
Nhưng qua đó, chúng ta cũng nhìn thấy được tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia và hành động thiết thực từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp như Full Homes.
Full Homes không chỉ xây dựng những ngôi nhà mà còn xây dựng niềm tin, hy vọng cho cộng đồng.
Liên hệ với Hotline: 0968.7393.56 ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ xây dựng nhà ở với những giải pháp an toàn, hiệu quả và ưu đãi đặc biệt.
♥Thông tin liên hệ:
– Hotline: 0968.7393.56
– Zalo OA : Xây dựng Biệt thự Full Homes
– Fanpage: Xây dựng Biệt thự Full Homes
– Youtube: Xây dựng Biệt thự Full Homes
– TikTok: Kinh nghiệm Xây nhà
– Địa chỉ: 23 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội